Vấn đề của các em bé Việt Nam sống ở thành phố lớn không phải là thiếu ăn, mà là làm thế nào để tăng khả năng hấp thụ thức ăn? Ngay sau đây hãy để Global Nutrition bật mí cho các bậc phụ huynh cách làm sao để giúp con yêu nhà mình ăn ngon hơn nhé!
Những cách giúp con ngon miệng hơn
Tạo thói quen ăn đúng giờ
Giữ cho bữa tối đơn giản và tốt nhất nên ăn trước 6 giờ tối để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi trong giấc ngủ. Bữa sáng nên là bữa ăn quan trọng nhất và giàu dinh dưỡng nhất trong ngày.
Nếu con không đói thì không cần ép ăn
Nếu cảm thấy trẻ không đói, hoặc trẻ từ chối bữa ăn do không đói, thì không nên bắt ép trẻ ăn. Điều đó khuyến khích con trẻ học cách lắng nghe cơ thể mình và ra quyết định cho bản thân mình.
Tạo ra bữa ăn luôn vui vẻ
Bữa ăn chỉ nên nói những chuyện vui vẻ, hỏi han những người đang ngồi quanh bàn ăn. Tránh nói những chuyện không vui, đặc biệt là người lớn không cãi nhau trong bữa ăn hay mang chuyện công việc ra bàn rồi bỏ rơi chính con mình. Ngược lại cũng không cần phải lấy trẻ làm tâm điểm, tất cả mọi người đều được chăm sóc như nhau.
Uống một ít nước nửa tiếng trước khi ăn
Uống nước trong bữa ăn làm loãng dịch vị trong miệng và dạ dày, khiến tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn. Chỉ nên uống một ít nước nửa tiếng trước khi ăn. Càng không nên cho trẻ ăn một miếng, uống một thìa nước, sẽ không tiêu hóa được thức ăn mà còn làm dạ dày bé to ra.
Cho con ăn đa dạng
Tập cho con ăn đa dạng bằng cách thử một món mới mỗi tuần, mẹ từ khi mang bầu cũng nên ăn phong phú, không kiêng kị phản khoa học, tránh việc chê thức ăn trước mặt con.
Chơi thể thao hàng ngày
Duy trì thói quen luyện tập hàng ngày và tăng cường vận động để đốt cháy năng lượng, tạo ra nhu cầu ăn tự nhiên cho con.
Kiểm tra răng miệng thường xuyên
Bệnh về răng miệng sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhai nuốt và hấp thụ thức ăn của trẻ. Cần tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng, vệ sinh lợi (đối với em bé chưa có răng) hàng ngày và tới bác sĩ kiểm tra định kỳ trước khi để trẻ bị sâu răng.
Cho con tắm nắng
Mẹ có bầu, trẻ em và tất cả người lớn đều cần tắm nắng đủ để có đủ vitamin D cho việc hấp thụ canxi, giúp cho hệ xương và răng khỏe mạnh.
Luyện cho con ngủ đủ giấc
Chắc chắn chỉ có một em bé ngủ đủ giấc và ngon giấc thì cả cơ thể mới làm việc tốt, hệ tiêu hóa mới làm việc và hấp thụ được hết chất dinh dưỡng trong đồ ăn cũng như thải ra toàn bộ cặn bã thay vì đọng lại trong ruột gây bệnh.
Cho con tham gia nấu ăn
Nếu trẻ được cùng bố mẹ đi chợ, nấu ăn, ngửi mùi thức ăn, động vào đồ ăn, háo hức chờ món ăn được bày ra là đã tiết ra dịch vị và khởi động quá trình tiêu hóa.
Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm để tăng cảm giác ngon miệng
Kẽm giúp thúc đẩy hoạt động của enzyme và các hormone trong cơ thể, đồng thời đảm bảo vị giác và khứu giác có thể hoạt động bình thường. Trong khi đó, đây là những giác quan vô cùng quan trọng trong việc giúp bé cảm nhận món ăn. Vì thế, nếu thiếu kẽm trong thời gian dài thì trẻ có nguy cơ rối loạn vị giác và khứu giác, khiến trẻ mất hứng thú trong ăn uống dẫn đến tình trạng kén ăn, bỏ bữa. Cha mẹ nên lưu ý bổ sung kẽm cho trẻ bằng những nguồn thực phẩm như:
- Hải sản: cá, hàu, tôm…
- Thịt: thịt gà, thịt bò, thịt heo…
- Các loại đậu: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen…
- Các loại hạt và quả: hạnh nhân, hạt điều, óc chó…
Bổ sung thực phẩm chứa Lysine tăng chuyển hóa thức ăn
Lysine là một loại axit amin giúp kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Dù vậy, cơ thể không có khả năng sản sinh Lysine mà cần phải hấp thu từ các loại thực phẩm bổ sung. Khi cơ thể thiếu Lysine, trẻ không chỉ bị giảm cảm giác thèm ăn mà còn có thể gặp các vấn đề khác như đau đầu, mệt mỏi, khó chịu…
Một số thực phẩm giúp cải thiện và phòng tránh thiếu hụt Lysine ở trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua: Phô mai, Hạt bí ngô, Cá ngừ, Đậu nành…
Như vậy, với những bật mí trên đây, hy vọng ba mẹ sẽ cải thiện được tình trạng biếng ăn, ăn không ngon miệng của con. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần lưu ý theo dõi tình trạng của con, nếu con biếng ăn kéo dài áp dụng các phương pháp dinh dưỡng đều không cải thiện, ba mẹ nên cho con thăm khám bác sĩ sớm để tìm biện pháp cải thiện sức khỏe tốt nhất.