Sau một đêm dài nghỉ ngơi, cơ thể cần được nạp năng lượng để duy trì các hoạt động. Vì thế, bữa ăn sáng rất quan trọng đối với cơ thể trẻ em và bạn không thể qua loa. Hãy tìm hiểu xem cách cho trẻ ăn sáng đúng để giúp trẻ có một ngày học tập và vui chơi thật hiệu quả nhé.
Cho bé ăn sáng thời gian nào là tốt nhất?
Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Và đối với trẻ nhỏ, điều đó lại càng chính xác hơn bởi 20 – 35% lượng calories cần thiết cho cơ thể trong một ngày đến từ bữa sáng.
Tuy nhiên, không phải ăn sáng vào bất cứ lúc nào cũng tốt, mà còn phải dựa theo khoảng thời gian thích hợp. Một bữa sáng đúng giờ mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bé. Ăn sáng vào thời điểm thích hợp sẽ tạo điều kiện giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, và lượng chất béo không bị tích trữ quá lâu trong cơ thể. Như thế, trẻ em có thể hấp thụ những chất dinh dưỡng khác một cách tốt nhất.
Theo các chuyên gia, khoảng thời gian tốt nhất dành cho bữa sáng là từ 7 – 8h và từ 20 – 30 phút sau khi ngủ dậy. Bạn không nên cho bé ăn sáng quá sớm hoặc ngay sau khi thức dậy vì như thế thời gian nghỉ ngơi của dạ dày và hệ tiêu hoá sẽ bị ảnh hưởng. Giảm nhu động ruột trong việc tiêu hoá thức ăn. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho bé ăn sáng quá muộn, khiến các bé bị mất cảm giác ngon miệng trong bữa trưa và nhịp sinh học sẽ bị rối loạn.
Bữa sáng của bé cần chất dinh dưỡng gì?
Không chỉ diễn ra đúng giờ, bữa ăn sáng của trẻ cũng cần bổ sung đủ chất. Từ đó, bữa ăn sáng sẽ giúp não bộ của trẻ hoạt động tốt hơn, khả năng tập trung cao hơn và hạn chế sự mệt mỏi, uể oải trong cơ thể.
Các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng, bữa ăn sáng của trẻ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như:
– Chất đạm: giúp trẻ duy trì cân nặng, giúp cơ bắp và não bộ phát triển. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đạm như sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, thịt bò… vào bữa ăn sáng của trẻ.
– Tinh bột: cung cấp nguồn năng lượng giúp trẻ thực hiện các hoạt động trong ngày. Các món ăn có chứa tinh bột là bánh mì, phở, hủ tiếu…
– Vitamin, chất xơ: Vitamin và chất xơ đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của trẻ. Vitamin và chất xơ thường có trong các loại thực phẩm như trái cây, salad… bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của bé.