chuyên gia tư vấn

Bác sĩ ơi, cho em hỏi 18 tháng nêm bao nhiêu lượng muối/ngày. Em xem trên mạng họ nói nêm 2g/ngày, làm sao đong được? Mong bác sĩ trả lời.

Đúng như chị đã tham khảo trên mạng: lượng muối cho trẻ từ 1-3 tuổi là tối đa 2g/ngày. Muối có nhiều trong sản phẩm hàng ngày ví dụ như bánh mỳ, các loại bánh… Do vậy chị nên xem thành phần dinh dưỡng trước khi bổ sung cho cháu!
Thông thường các sản phẩm sẽ ghi chú với Natri nên để quy đổi ra lượng muối thì chị nhân với 2.5. Ví dụ, trong thành phần bánh quy có 1g Natri/100g thì tương đương 2.5g muối/100g.
Trong khi nấu ăn để đảm bảo chính xác chị có thể sử dụng cân điện tử!

Chào bác sĩ ạ, bé em được 3 tháng 24 ngày, lúc sinh được 3kg, khoảng 1, 2 tháng trước phát hiện bé mọc tóc hình vành khăn và mỗi tháng bé tăng mỗi lần được 7-9 lạng. Mà tháng này bé chỉ tăng có 4 lạng, bé vẫn sinh hoạt bình thường, tối cách 2, 3 tiếng thì bé dậy đòi bú rồi ngủ tiếp. Bác sĩ cho em hỏi như vậy có gọi là bị bệnh còi xương không ạ. Nếu bị thì cách nào chữa vậy ạ.

Chào chị, cháu hiện cân nặng và chiều cao bao nhiêu? Chỉ với dấu hiệu tóc hình vành khăn không đủ để đánh giá trẻ còi xương hay không.

Mặc dù mỗi trẻ tốc độ và có mức phát triển khác nhau, nhưng tổng thể trong năm đầu đời:

– Từ khi sinh đến 6 tháng tuổi: 1 bé phát triển chiều cao khoảng 1.5 – 2.5 centimet/tháng và tăng khoảng 140 – 200 gr/tuần.

– Lúc trẻ 5 tháng tuổi, thông thường cân nặng tăng gấp đôi cân nặng lúc sinh. Ví dụ, khi sinh cháu 3 kg thì lúc 5 tháng cháu đạt 6 kg.

– Từ 6 tháng đên 12 tháng, trẻ cao thêm khoảng 1 cm/tháng; và tăng 85-140 gr/tuần. Đến 12 tháng thường cân nặng của trẻ gấp 3 lần cân nặng lúc sinh. Ví dụ, trẻ khi sinh 3 kg thì đến 12 tháng đạt 9 kg.

Với bé nhà mình chị nên theo dõi cân nặng và chiều cao của bé hàng tháng để biết tình trạng sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng của bé. Ngoài ra bé đang bú mẹ, chị nên chú ý chế độ dinh dưỡng của mình, bổ sung các loại Vitamin D, Canxi, Vitamin B1, B6, B12,… và có thể tham khảo sữa Alponte Mum dinh dưỡng cho mẹ đang mang thai và cho con bé để giúp đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con tốt nhất.

Xin chào bác sĩ, bé nhà em được 6 tháng, cân nặng 7.5kg (lúc sinh 3.2kg). Em bắt đầu cho bé tập ăn dặm được 2 tuần. Mỗi ngày bé ăn 1 lần vào giữa 2 cữ sữa sáng và trưa (tầm 10h). Mỗi lần ăn được 2-3 thìa bột ngọt. Ngoài ra, mỗi ngày bé bú khoảng 700ml sữa. Đêm bé ngủ từ 19h30 đến 5h sáng. Ngày ngủ thêm được khoảng 2h. Tuy nhiên, tháng này bé lại không tăng cân. Xin bác sĩ tư vấn giúp việc phát triển của bé có vấn đề gì không? Chế độ ăn và ngủ của bé như vậy có hợp lý chưa? Mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng trên ạ? Xin cám ơn bác sĩ!

Chào chị, hiện cân nặng và giấc ngủ của bé là bình thường của trẻ khoẻ.

Trong giai đoạn này chị tiếp tục cho trẻ bú mẹ, lượng sữa mẹ hay sữa công thức từ 700-900 ml và ăn dặm.

Nếu cháu bú mẹ thì chị tiếp tục bổ sung cho chính chị những vitamin như Vitamin D, Vitamin B1, B6, B12, Canxi, Kẽm, Sắt,… Nếu trẻ bú sữa công thức thì chọn sữa có bổ sung Sắt. Nếu lượng sữa trẻ nhận dưới 500ml thì cần bổ sung 400UI Vitamin D hằng ngày.

Giai đoạn tập ăn dặm trẻ có thể chậm tăng cân vì trẻ cần thời gian thích nghi với thức ăn mới. Ngoài ra, nếu trẻ vẫn linh hoạt, đã biết lật, giao tiếp bằng mắt, cười, nhận biết, bố mẹ,… thì chứng tỏ trẻ phát triển bình thường.

Với chế độ ăn như hiện tại của cháu là đảm bảo cho nhu cầu hàng ngày của bé!

Về giấc ngủ thời gian ngủ của trẻ 6 tháng khoảng 14h với 10-11h ngủ đêm và 2-3 cơn ngủ ngày từ 1-2h/cơn. Cơn ngủ ngày sớm thường từ 9:30 kéo dài 1h. Cơn buổi trưa lúc 2:00 kéo dài 1-2h. Cơn buổi chiều có thể trong khoảng thời gian từ 3:00 đến 5:00 và thời gian ngủ ngắn. Hiện tại cháu ngủ như vậy là đảm bảo nhu cầu.

Chào Bác sĩ, con tôi được 23 tháng 10 ngày, tuy nhiên cháu chỉ nặng 12 Kg, như vậy có phải cháu bị suy dinh dưỡng không ạ? Mong được Bác sĩ tư vấn giúp tôi về chế độ dinh dưỡng của cháu. Xin cảm ơn Bác sĩ.

Chào bạn, theo tiêu chuẩn bé trai 24 tháng cân nặng tiêu chuẩn từ 10.8 – 13.6 Kg, bé gái 10.3 -13.0 Kg. Như vậy con bạn 12 Kg là bình thường bạn nhé. Giai đoạn này bé đã được ăn cơm, mỗi bữa cơm khoảng ½ chén cơm, lượng thịt cá bằng lòng bàn tay của bé, rau khoảng 1 nắm của bé và 5ml dầu/bữa trong chén canh (không quá 5 ngày/tuần). Sữa nên cho bé uống khoảng 300ml-500ml là đủ. Bạn có thể bổ sung cho con sữa Alponte Gain để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con mỗi ngày giúp con tăng cân và thể chất khỏe mạnh. Chúc Bé vui khỏe.

Chào Bác sĩ, con em vừa tròn 2 tuổi, nặng 12 Kg, cao 90 cm. Cháu ăn không chịu nhai chỉ nuốt trỗng, có phải vì vậy mà cháu hay bị táo bón không ạ? Gần một năm nay cân nặng của cháu không tăng, mỗi ngày cháu uống 3 cử sữa, mỗi cử 140ml, vậy đã hợp lý và đủ cho cháu phát triển chưa ạ, mong bác sĩ tư vấn giúp em với.

Chào bạn, con trai bạn cân nặng và chiều cao đều nằm trong giới hạn bình thường. Giai đoạn trẻ 10 tháng bạn nên chuyển sang ăn cháo hạt, 12 tháng bạn nên chuyển sang ăn cơm thì bé sẽ nhai tốt hơn. Bây giờ bạn nên tập lại bé nhai bằng cách cho bé gặm mẫu xương có ít thịt, không xay cháo nữa, tập ăn cơm hạt để bé tập nhai lại thì bé sẽ thưởng thức món ăn ngon hay dở. Táo bón nguyên nhân thường do thiếu nước và chất xơ từ rau xanh nên bạn nên cho bé uống nhiều nước, ăn đủ chất xơ, và thêm nước ép táo/cam/thơm không quá 120ml/ngày, tuần không quá 5 ngày. Lượng sữa giai đoạn này trẻ uống thường 300-500ml/ngày là đủ. Alponte Opti Pro bổ sung 2”FL HMO cùng chất xơ hòa tan FOS/Inulin giúp trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt bạn có thể tham khảo cho con. Chúc mẹ và bé vui khỏe.

Chào Bác sĩ, con trai em 3 tuổi rưỡi, nặng 15 Kg, cao 1m như vậy có bị gọi là SDD không ạ. Cháu ăn ít, rất hiếu động, chạy nhảy cả ngày, có phải cháu vận động nhiều mà ăn ít nên không mập được không ạ. Cháu còn hay bị amidan, ho nhiều, chảy mũi, tháng nào cũng phải uống kháng sinh và đã uống liên tục từ đầu năm đến giờ. Vậy làm cách nào để cho cháu tăng cân, có sức đề kháng tốt để đỡ mắc bệnh, hạn chế dùng kháng sinh ạ. Xin bác sĩ cho em lời khuyên, em cám ơn ạ.

Chào bạn, con trai bạn khoảng 40-42 tháng (3.5 tuổi), thì cân nặng tiêu chuẩn từ 13.6 – 17.2 Kg, chiều cao 95.9 – 103 cm. Con bạn nặng 15 Kg, cao 100 cm thì cháu nằm ở mức chuẩn của biểu đồ phát triển. Cháu không SDD, bé đang phát triển bình thường, hiếu động là tính cách của con nít mà. Con bạn không biết bé ăn bao nhiêu nhưng nhu cầu của bé khoảng ½ chén cơm là đủ, lượng thịt cá bằng lòng bàn tay của bé, bạn cũng cần nên cho bé ăn thêm 5 ml dầu/bữa để trẻ tăng cân tốt hơn. Những thực phẩm giúp trẻ tăng miễn dịch là Cá hồi/cá thu, sữa chua bạn cho ăn cách ngày và ăn liên tiếp 2 tuần nghỉ 1 tuần ăn lại thì sẽ tăng hệ miễn dịch, các loại rau quả có màu vàng, đỏ, xanh có nhiều Vitamin cần thiết cho quá trình tạo miễn dịch. Nấm, con hàu có nhiều kẽm sẽ kích thích hệ miễn dịch của bé tốt lên. Ngoài ra bổ sung dinh dưỡng cho con với Alponte Colostrum sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết và cân đối, bổ sung kháng thể từ sữa non IgG, 2’FL HMO,… giúp trẻ miễn dịch khỏe và phát triển toàn diện.

Cháu hay bị Amidales nếu tái phát nhiều lần, viêm to quá mức thì bạn nên đưa trẻ đi khám để Bác sĩ Tai-Mũi-Họng tư vấn có cần phẫu thuật không? Còn nếu bé chỉ bị viêm họng đơn thuần do virus hoặc vi khuẩn 1 tháng 1 lần thì trẻ dưới 5 tuổi hay mắc phải. Chúc mẹ và bé vui khỏe.

Chào Bác sĩ, con gái em hiện 20 tháng, nặng 10 Kg. Sau 2 tuần đi học thì bé bỏ ăn, hầu như bé rất ghét thức ăn và thậm chí cũng không thích uống sữa. Bé chỉ còn khoảng 8.5 Kg. Bác sĩ cho em xin lời khuyên em cần làm gì trong trường hợp này ạ. Em cảm ơn ạ.

Chào bạn, giai đoạn mới đi trẻ trong 6 tháng đầu bé sẽ có rất nhiều biểu hiện tiêu cực như không chịu ăn, tối ngủ khó, nói mớ và thường xuyên bị đau. Con bạn đang trong giai đoạn bị stress tâm lý do thay đổi người chăm sóc, xa mẹ,… Nếu không vì công việc thì không nên cho bé đi nhà trẻ quá sớm, còn nếu bắt buộc phải cho bé đi nhà trẻ thì bạn tập lại cho bé việc tiếp xúc từ từ với nhà trẻ trong 2 tuần, rồi mới cho đi chính thức, Sau khi đón bé, mẹ nên trao đổi thông tin với cô giáo như “Bé có ăn được không?”, nếu bé đã ăn nhiều trên trường rồi thì tối về sẽ không chịu ăn nữa. Khi về nhà bé thường quấn mẹ và không chịu ăn uống là biểu hiện bé muốn được mẹ chăm sóc và yêu thương hơn. Mẹ nên bình tĩnh tới bữa cho bé ngồi vô bàn cùng ăn với ba mẹ, cho bé ăn trong 30 phút, nếu bé không ăn hoặc ngậm, quay đầu đi thì nên ngừng lau miệng bé và kết thúc bữa ăn, không ép thêm. Vì càng ép bé sẽ càng không chịu ăn. Sau 3-5 ngày bé sẽ ăn uống bình thưởng trở lại. Mẹ càng sốt ruột, lo lắng thì bé sẽ là người nhận ra đầu tiên và cho là mẹ không yêu thương mình nữa. Nên mẹ hãy vui vẻ, tỏ ra yêu thương bé hơn, trong bữa ăn nói chuyện nhiều với bé thì bé sẽ đỡ bị stress.

Em chào Bác sĩ, Bác cho em hỏi khi mang thai thì mẹ bầu nên bổ sung Vitamin thế nào cho từng giai đoạn phát triển cụ thể của em bé ạ? Ví dụ ở tuần bao nhiêu, em bé đặc biệt phát triển trí não thì mình bổ sung DHA, tuần bao nhiêu thì bổ sung Canxi hoặc các Vitamin khác. Em cảm ơn Bác!

Chào bạn, bạn có thể bổ sung Alponte Mum trong suốt thai kỳ bởi trong đó có đầy đủ thành phần Vitamin và DHA cùng nhiều dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe mẹ bầu và hỗ trợ phát triển thai nhi.

Ngoài ra, nếu bổ sung Canxi thì bạn nên uống từ lúc phát hiện có thai, giai đoạn 6 tháng cuối thì nhu cầu Canxi của bé cao hơn nên bạn có thể tăng liều lên 2 ống Canxi/ngày, Sắt và Acid Folic thì bạn nên bổ sung trước khi mang bầu 1 tháng. Chúc mẹ và bé vui khỏe.

Em đang bầu ở tháng thứ 4, chế độ dinh dưỡng cần chú ý gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh thưa bác sĩ?

Xây dựng một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong tháng thứ 4 của thai kỳ cần dựa trên nhiều nhóm thức ăn để đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Những nhóm thức ăn này gồm có:

– Thực phẩm giàu chất xơ: Tháng thứ 4 của thai kỳ là thời điểm lý tưởng để bắt đầu xây dựng nền tảng ngăn chặn chứng táo bón trong thai kỳ. Ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch và rau xanh là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà bà bầu nên sử dụng

– Thực phẩm chứa acid béo thiết yếu: Những acid này sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân và chậm phát triển trí não ở trẻ. Nguồn acid béo lành mạnh đến từ các loại các nước ngọt, cá ngừ, các loại hạt và dầu ô liu.

– Thực phẩm giàu canxi: Lượng canxi cần cho cả mẹ và bé ngày càng tăng cao theo thời gian nên thai phụ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa để đảm bảo nhu cầu này

– Các loại thịt: Nên được đưa vào chế độ ăn hằng ngày của mẹ bầu nếu cảm giác buồn nôn đã biến mất, thịt cần chú ý được làm sạch và nấu chính để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

– Trái cây: Hoa quả và trái cây tươi là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt thời kỳ mang thai vì chúng chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cùng hàm lượng nước, chất xơ cao

Thưa bác sĩ, bố em đang mắc bệnh tiểu đường vậy có được uống sữa không ạ? Và loại sữa nào tốt? Em cảm ơn bác sĩ

Bệnh tiểu đường sinh ra do sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu, khi thiếu hụt hormone tuyến tụy insulin hoặc khi hormone này không thể thực hiện chức năng chuyển hóa. Người mắc bệnh này cần hạn chế các thực phẩm có chứa glucid, nhưng vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm chính: Chất bột đường, đạm, chất béo và chất xơ.

Trong đó, sữa là một thực phẩm khiến nhiều người bị tiểu đường e dè và nghĩ rằng cần kiêng tuyệt đối. Tuy nhiên, việc này khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và canxi, lâu dài có thể dẫn tới nguy cơ thiếu chất, loãng xương. Vì vậy, người bệnh có tình trạng ổn định có thể bổ sung 1-2 cốc sữa không đường hoặc sữa dành riêng cho người bị tiểu đường, chia nhỏ ra uống kèm các bữa trong ngày (do sữa giàu năng lượng, có chất bột đường). Alponte Diabet là sản phẩm chuyên biệt cho người tiểu đường, giúp kiểm soát và ổn định đường huyết. Alponte Diabet có chỉ số GI thấp, bổ sung FOS/Inulin, Canxi, Vitamin và khoáng chất cần thiết giúp bổ sung dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe.

Bên cạnh đó, phần lớn chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… đều có chỉ số GI thấp, giàu dinh dưỡng và không ảnh hưởng tới tình trạng của người bệnh. Do đó, bạn có thể bổ sung thêm sữa chua vào thực đơn hàng ngày của mình. Người bệnh nên chọn các loại sữa chua có lượng protein cao và lượng carbohydrate thấp, không hương liệu, không đường hoặc ít đường.

Bác sĩ ơi, đối với người cao tuổi việc ăn uống hàng ngày cần phải theo nguyên tác như thế nào ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em, cảm ơn bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi cần chú ý:

– Kiêng đồ ngọt vì đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, tim mạch ở người già.

– Kiêng ăn quá mặn vì đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp

– Kiêng những thức ăn béo

– Ăn uống phải đa dạng các loại thực phẩm

– Cấm ăn uống vô độ, ăn uống quá no

– Cấm ăn nóng quá hoặc lạnh quá

– Cấm uống rượu, hút thuốc.

Trong khẩu phần thức ăn hàng này cần phải quan tâm đến thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, nên tăng cường ăn các loại đậu và các chế phẩm của nó, cá và thịt nạc các loại… Tuy nhiên bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng để tránh dư thừa các chất, gây béo phì ở người già.

Ngoài ra có thể bổ sung Alponte Sure vào dinh dưỡng hàng ngày cho người cao tuổi, để đảm bảo dinh dưỡng, canxi, FOS/Inulin và đặc biệt Lactium nhập khẩu từ Pháp,… giúp bố mẹ bạn bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe.